Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa nên có độ ẩm cao, lượng mưa lớn, thời tiết không có bão và không có sương muối. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Lễ Mừng lúa mới: sau khi đồng bào Gia Rai thu hoạch xong vụ mùa, tổ chức lễ hội này để tạ ơn thần Lúa, thần Nông Nghiệp.
- Lễ ăn cơm mới
- Liên hoan cồng chiêng
- Lễ hội cúng làng cuối năm
- Lễ hội đâm trâu : (người Ba Na gọi là x’trǎng, người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Gia Lai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơpu) là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam.
- Lễ bỏ mả : là dịp sinh hoạt văn hóa cổ truyền tổng hợp đặc sắc của các tộc người Tây Nguyên (tây nam Trung bộ Việt Nam), bao gồm nhiều hoạt động như: hiến tế bằng súc vật, lễ cúng và chia của cải cho người đã khuất, trình diễn âm nhạc, múa, trò rối và mặt nạ, ẩm thực cộng đồng…
*>>Du lịch nghỉ dưỡng Spa tại Gia Lai:
Cảm giác đầu tiên của tôi khi tới nơi này là tòa nhà mỹ viện được xây dựng theo tiêu chuẩn của một spa đích thực. Vẻ hiện đại của nó được ẩn tàng đằng sau những nét kiến trúc mang đậm phong cách cổ điển đầy lịch lãm. Riêng dành cho phái đẹp, Spa Gia Lai An An chan hòa cùng ánh sáng tự nhiên và muôn loài hoa cỏ thường xuyên được chăm chút.
Bước qua ngưỡng cửa phòng lễ tân, tôi như lạc vào một thế giới khác với du dương âm nhạc và mùi thơm lan tỏa từ hương tinh dầu quí phái. Những kĩ thuật viên chuyên nghiệp đón tôi bằng ánh mắt tươi cười. Những dãy giường trải khăn trắng muốt hoàn toàn gây thiện cảm với bất kì ai. Những cử chỉ ân cần và sự tư vấn thấu đáo khiến tôi yên tâm chọn cho mình gói dịch vụ thích hợp. Và, tôi đã có một buổi chiều mĩ mãn cả về cảm xúc lẫn sức khỏe…