Các bước chăm sóc da mụn tại nhà

💬 Việc đầu tiên bạn nên Xem xét nguyên nhân gây mụn trước khi thực hiện các bước chăm sóc da mụn Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn, cả bên trong cơ thể và các tác động từ môi trường bên ngoài. Vì những nguyên nhân đa dạng này mà mụn cũng được chia theo nhiều loại với những biểu hiện và tính chất nghiêm trọng khác nhau.

Nguyên nhân gây mụn từ bên trong cơ thể

bệnh nhân đang soi da để kiểm tra tình trạng da của bản thân
Bệnh nhân đang soi da để kiểm tra tình trạng da của mình tại AN AN

Những sự thay đổi trong cơ thể hay cơ địa của từng người là nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng mụn kéo dài không dứt. Đó là lý do dù bạn có chăm sóc da kỹ lưỡng, bôi các loại thuốc hay mỹ phẩm đặc trị mụn bao nhiêu cũng không loại bỏ được mụn và chúng cứ thế sinh sôi hết lớp này đến lớp khác. Mụn có thể đến từ những nguyên nhân từ bên trong cơ thể như sau:

1. Nội tiết tố

  Lứa tuổi dậy thì, phụ nữ sau sinh, phụ nữ mãn kinh, là những đối tượng rất dễ xuất hiện mụn. Nguyên nhân là vì khi con người bước vào những giai đoạn này, hệ thống nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn dẫn đến lượng hormone sinh dục trong cơ thể tăng mạnh, kích thích tuyến bã nhờn tiết ra quá nhiều dầu. Lượng dầu nhờn tích tụ trên bề mặt da sẽ gây ra hiện tượng bít tắc lỗ chân lông, viêm nhiễm nang lông và hình thành nên mụn.

  Một trong những lý do gây ra rối loạn nội tiết nữa đó chính là do áp lực, căng thẳng, buồn bã và mệt mỏi. Tâm trạng thất thường kéo dài cũng kích thích cơ thể tiết ra quá nhiều hormone hơn so với thường lệ. Ngoài ra. sự rối loạn này cũng là hệ lụy của chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc các bệnh lý về sinh sản, phụ khoa, các bệnh ảnh hưởng đến hormone sinh dục.

  Hơn nữa, tác dụng phụ của một số loại thuốc như: giảm cân, ngừa thai, hỗ trợ sinh lý,… cũng gây ra tình trạng mụn nội tiết nặng nề.

  Biểu hiện của mụn do nội tiết tố như: vị trí mọc mụn tập trung nhiều ở mép môi, xung quanh miệng, cằm, xương quai hàm và cổ. Mụn thường sưng to, gây đau nhức nhưng không có nhân và để lại sẹo thâm.

cac-loai-mun-thuong-gap
Nguyên nhân gây mụn từ bên trong cơ thể.

2- Cơ địa

  Mỗi người khi sinh ra đều có một tình trạng da khác nhau. Có người may mắn sở hữu một làn da khỏe, mịn màng cùng chế độ chăm sóc da hợp lý nên rất khó nổi mụn. Có người lại sở hữu làn da với lỗ chân lông to, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nên dễ tạo nên môi trường cho mụn sinh sôi và phát triển.

  Bên cạnh đó, một số cơ địa dễ bị nóng trong người, quá trình thải độc của cơ thể gặp khó khăn kết hợp cùng chế độ sinh hoạt thất thường cũng là nguyên nhân gây ra mụn.

  Ngoài ra, theo nghiên cứu của các chuyên gia trong ngành, yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến việc bị mụn. Những người có bố mẹ bị mụn sẽ dễ bị nổi mụn hơn những trường hợp khác.

3- Có vấn đề trong cơ chế thải độc

  Cơ chế thải độc là một trong những quá trình quan trọng nhất giúp bộ máy của cơ thể hoạt động trơn tru. Một khi nó gặp phải trục trặc thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các bộ phận liên quan và biểu hiện rõ ràng nhất là trên làn da. Cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố không đào thải ra được qua các cơ quan bài tiết, sẽ gây ra tình trạng mụn nhọt trên da.

  Sự cố này xảy ra có thể do hoạt động của dạ dày gặp trục trặc, khiến ruột và gan không lọc hết chất độc. Ngoài ra, khi ruột và gan bị đình trệ, cơ thể sẽ không được cung cấp đủ lượng vitamin và khoáng chất, ảnh hưởng đến sức đề kháng của toàn hệ thống. Lúc này, làn da là bộ phận dễ tiếp xúc với vi khuẩn trong môi trường sẽ bị tấn công đầu tiên, dễ bị các vấn đề như: mụn, nám, sạm,…

4- Do mắc một số bệnh

  Việc nổi mụn nhất là mụn trứng cá cũng là một trong những biểu hiện của việc cơ thể gặp phải các bệnh lý nghiêm trọng hay sức khỏe có những rắc rối tiềm ẩn mà bạn vô tình không để ý. Đặc biệt, các bệnh lý thường liên quan đến vị trí mụn nổi trên khắp cơ thể. Bạn có thể dựa vào yếu tố này để xác định cơ quan nào đang bị “ốm” để có phương pháp điều trị thích hợp.

Ví dụ:

  Mụn xuất hiện ở vùng trán có thể xuất phát từ những vấn đề về hệ tiêu hóa hoặc bạn do bạn ăn phải thực phẩm khiến cơ thể khó chuyển hóa. Bên cạnh đó, chức năng gan cũng đang gặp phải vấn đề nổi mụn ở vùng trán hoặc lông mày.

  Những nốt mụn li ti để lại vết thâm lốm đốm ở vùng lưng và vai là dấu hiệu cho biết dạ dày đang gặp vấn đề, không hấp thu được chất dinh dưỡng của thực phẩm.

  Nếu mụn xuất hiện ở vùng hàm, cằm, cạnh khuôn mặt thì bạn có thể gặp những bệnh lý liên quan đến nội tiết tố.

  Mụn lây lan xuống vùng cổ cho thấy nguy cơ thận của bạn đang gặp vấn đề.

  Mụn nổi ở vùng không ngờ tới như khuỷu tay ngoài nguyên nhân vệ sinh chưa sạch, bị nấm da, còn có thể do bị dị ứng với nguồn nước lạ.

  Nổi mụn ở vùng má là dấu hiệu của việc cơ thể hấp thụ quá nhiều đường. Còn việc mụn xuất hiện ở bên cánh mũi, đầu mũi, hoặc môi có thể liên quan đến sức khỏe tim mạch và huyết áp của bạn, có thể là kết quả của các bệnh lý nghiêm trọng về tim, lá lách hoặc phổi.

  Nếu vùng bụng nổi mụn đỏ thì hãy kiểm tra lượng đường trong máu của bạn, có thể là báo động của việc mất cân bằng đường huyết.

  Mụn mọc trên diện rộng, lan từ bắp đùi xuống chân, có thể là do cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất.

5- Ngoài những yếu tố đến từ bên trong cơ thể, các tác động đến từ môi trường bên ngoài như ô nhiễm, ánh nắng, thói quen sinh hoạt, ăn uống, chăm sóc da,… cũng là nguyên nhân khiến mụn hình thành, sinh sôi và phát triển.

Đây là những nguyên nhân có thể khắc phục được dễ dàng để loại bỏ mụn và giúp da khỏe mạnh hơn.

6- Da bị nhiểm khuẩn.

Việc làn da bị vi khuẩn P.acnes tấn công có thể tạo điều kiện cho mụn hình thành và phát triển. Khi bạn làm việc trong môi trường khói bụi ô nhiễm, bụi bẩn sẽ bám vào da kết hợp cùng mồ hôi và bã nhờn trên bề mặt tạo ra một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn P.acnes.

Hơn nữa, những vật dụng sinh hoạt mà làn da tiếp xúc trực tiếp như: chăn gối, mũ nón, khẩu trang, khăn mặt, quần áo, điện thoại di động,… không được vệ sinh sạch sẽ là môi trường tồn tại vi khuẩn cực kỳ lớn. Ổ vi khuẩn này luôn tồn tại thường trực trên da, gặp điều kiện thuận lợi như làn da yếu đi, sẽ tấn công và gây ra mụn.

Việc bạn hay sờ tay lên mặt cũng khiến ổ vi khuẩn từ tay di chuyển sang vùng da mặt, cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra mụn.

Đặc biệt, đối với những vùng như lưng, vai, bụng, đùi,… mụn xuất hiện là do bạn mặc áo quần quá chặt, không vệ sinh thân thể sạch sẽ, khi sinh hoạt trong môi trường nắng nóng, đổ mồ hôi, khiến vi khuẩn gây mụn sinh sôi. Mụn ở ngực xuất hiện có thể là do bạn mặc nội y quá dày và chật chội khiến vùng da ẩm thấp nhiễm khuẩn, bí tắc lỗ chân lông gây mụn.

Làn da bị nhiễm khuẩn gây ra mụn cũng có thể đến từ việc bạn không có thói quen vệ sinh da mặt hoặc cơ thể đúng cách. Việc chỉ rửa mặt bằng nước, không dùng sữa rửa mặt và nước hoa hồng để làm sạch sâu cũng như không tẩy trang kỹ sau khi trang điểm khiến cặn bã mỹ phẩm còn đọng lại trên da, gây bít tắc lỗ chân lông, cũng khiến nang lông viêm nhiễm, sinh ra mụn.

7- Do ánh nắng mặt trời

Nắng nóng không chỉ khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dầu nhờn, da ẩm thấp dễ bít tắc lỗ chân lông gây mụn. Việc bạn tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể phá hủy cấu trúc tế bào, làm giảm sức đề kháng của làn da. Khi đó, da sẽ yếu ớt và dễ bị vi khuẩn tấn công.

Nhiều người có quan điểm sai lầm rằng da dầu thì nên phơi nắng để bớt tiết dầu lại. Thế nhưng, khi da tiếp xúc với ánh nắng sẽ dễ bị mất nước, khô, kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn, kết hợp với mồ hôi, bụi bẩn gây mụn.

8- Sử dụng sai mỹ phẩm trong các bước chăm sóc da mụn.

  Các loại mỹ phẩm trên thị trường hiện nay đa số đều chứa các thành phần hóa học. Nếu bạn quá làm dụng chúng, về lâu về dài sẽ khiến da bị bào mòn, trở nên yếu và mỏng đi, dễ bị vi khuẩn tấn công, gây ra mụn. Việc trang điểm quá dày cũng khiến lỗ chân lông bị bít tắc, da không có điều kiện để thở khiến mụn xuất hiện.

  Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với làn da cũng có thể gây ra mụn. Đặc biệt những làn da nhờn, khi dùng các loại kem dưỡng, kem chống nắng có thành phần chứa dầu (oil) thì dễ làm tắc nghẽn lỗ chân lông gây mụn. Một thành phần phần nữ được chiết xuất trong các sản phẩm chăm sóc da, cũng khiến lỗ chân lông bị bí tắc đó là chất silicon. Đối với da nhạy cảm, mỏng và yếu nếu bạn vội vàng bổ sung với tần suất dày đặc các loại kem dưỡng, serum đặc trị chứa dưỡng chất đôi khi sẽ khiến cho da bị bội thực, kích ứng và nổi mụn.

Hơn nữa, nhiều người thiếu hiểu biết còn bôi các loại kem trộn, rượu thuốc bắc không rõ nguồn gốc trên thị trường, khiến da bị tổn hại và nổi mụn trầm trọng. Các sản phẩm này thường chứa chất corticoid có tác dụng làm trắng, mịn da nhanh chóng nhưng nếu dùng trong thời gian dài sẽ khiến da bị nhiễm độc, kích ứng, mụn nổi dày đặc hay thậm chí có thể bị viêm, teo da.

Ngoài ra, không chỉ các mỹ phẩm chăm sóc da mặt, các sản phẩm chăm sóc tóc chứa hóa chất độc hại học có thành phần khiến da dị ứng cũng gây ra mụn vùng mặt, cổ.

Các loại sữa tắm, nước hoa, sữa dưỡng thể cũng gây ra mụn ở trên diện rộng, khắp cơ thể. Vì vậy để phòng ngừa nguyên nhân gây mụn đến từ mỹ phẩm, bạn nên đọc và nghiên cứu kỹ thành phần của sản phẩm trước khi sử dụng.

138442934_227262845598070_1680463220313607916_o
Khách hàng được chuyên viên Hướng dẫn chăm sóc da mụn tại nhà hiệu quả

Các bước chăm sóc da mụn sai

Các thói quen như chà xát quá mạnh khi rửa mặt cũng khiến da mặt bị bong tróc và dễ kích ứng dẫn đến những nốt mụn vỡ ra và lây lan. Bên cạnh đó, nếu bạn rửa mặt quá nhiều lần cũng khiến da bị khô do mất đi lớp dầu tự nhiên, kích thích cơ thể tiết dầu nhiều hơn, bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến vi khuẩn gây mụn sinh sôi.

  • Lạm dụng việc tẩy tế bào chết

Đặc biệt, một số bạn còn tự ý nặn mụn tại nhà trong điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Đây là nguyên nhân khiến mụn trở nên viêm sưng, khó lành và lây lan khắp mặt.

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Cơ thể đặc biệt là làn da cần cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất để các quá trình trao đổi chất, thải độc được vận hành một cách trơn tru. Nếu không được bổ sung đầy đủ, sức đề kháng sẽ yếu đi, dễ dàng bị vi khuẩn tấn công gây ra mụn. Hoặc cơ thể bị nhiễm độc cũng biểu hiện ra bằng những nốt mụn nhọt trên da.

Các dưỡng chất này không chỉ dung nạp bằng thuốc hay thực phẩm chức năng mà cách tốt nhất là bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý nhiều rau xanh, trái cây. Nếu bạn ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ cay nóng, vừa không cung cấp dưỡng chất vừa tích tụ độc tố khiến các cơ quan như gan, dạ dày phải hoạt động quá công suất. Uống các loại nước có tính kích thích như cà phê, nước ngọt có ga, rượu bia… cũng gây ra tác hại với gan và dạ dày. Đến một lúc nào đó, các cơ quan này bị suy giảm chức năng, ảnh hưởng đến quá trình thải độc, cơ thể bất ổn, da nổi mụn.

Ngoài ra, việc uống không đủ nước khiến da bị khô, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động tiết ra quá nhiều dầu cũng là nguyên nhân gây ra mụn trên mặt và khắp cơ thể.

  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Việc sinh hoạt không điều độ như: thức khuya, ngủ không đủ giấc cũng làm đảo lộn đồng hồ sinh học, khiến đầu óc căng thẳng, làm gián đoạn quá trình trao đổi chất, thay đổi hormone gây ra mụn.

Ngoài ra, việc hút thuốc cũng tăng khả năng bị mụn lên cao. Bởi các thành phần độc hại trong khói thuốc sẽ phá vỡ cấu trúc tế bào bào, hình thành có nếp nhăn do liên kết bị đứt gãy, khiến lỗ chân lông to hơn, da khô, thô ráp. Lúc này cơ thể sẽ buộc phải sản xuất nhiều dầu hơn và có thể gây ra mụn.

Các nghiên cứu cũng chứng minh việc bạn tập thể dục, yoga, chạy bộ,… cũng giúp da khỏe hơn, để chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Tuy nhiên, khi tập luyện xong, bạn nên vệ sinh cơ thể thật sạch, để tránh việc tạo môi trường bụi bẩn cho mụn sinh sôi.

Xác định các loại mụn thường gặp trên vùng mặt trước khi thực hiện các bước chăm sóc da mụn

Mụn xuất hiện khi có quá nhiều chất nhờn tồn tại ở lỗ chân lông bị bít kín – tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn mủ và nặng hơn là mụn bọc. Mụn gồm nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Bắt đầu từ lúc hình thành nhân mụn, chuyển sang mụn đầu đen (hoặc đầu trắng), sau đó chuyển sang mụn đỏ viêm nhẹ và cuối cùng là chuyển sang mụn bọc có mủ nhiều và viêm nặng.

Xác định các loại mụn thường gặp

cac-loai-mun-thuong-gap-tren-da-nhat

  Sợi bả nhờn: Sợi bã nhờn không phải là mụn nhưng lại thường dễ bị nhầm lẫn với mụn đầu đen. sợi bã nhờn xuất hiện nhiều ở vùng mũi. Là những ống nhỏ chứa bã nhờn, do tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm làm chúng có màu đen nên mọi người thường bị nhầm lẫn. Khi bóp chúng ra có dạng sợi mảnh, trắng. Nếu chúng ta không giữ cho da sạch sẽ, thông thoáng thì dễ dàng bị tắc nghẽn các lỗ chân lông gây mụn đầu đen.

  Mụn ẩn: Cái tên của nó thực sự nói lên tất cả, có thể ví nó như một khối bức bí nằm ẩn sâu dưới da, không nhìn thấy đầu mụn, khiến da hơi gồ ghề và không được mịn màng và tất nhiên là da không thể đào thải mụn ra ngoài. Mụn này thường dưới da lâu hơn các mụn khác và chân nó khá sâu vì thế nếu tự nặn hoặc không nặn hết sẽ khiến tình trạng mụn nặng thêm dẫn đến sung viêm thành mụn u, mụn mủ. Mụn ẩn càng lâu thì sẹo rỗ sau này sẽ càng dễ hình thành bấy nhiêu.

  Mụn đầu trắng: Hình thành do da có quá nhiều dầu, kết hợp với các tế bào chết gây tắc nghẽn chân lông gây ra mụn. Nhân mụn nằm trong lỗ chân lông, cứng, có màu trắng. Mụn có thể nổi trên da mặt nhưng không sưng, không đỏ.

  Mụn đầu đen: Nguyên nhân gây mụn giống như mụn đầu trắng, nhưng do nằm ở các lỗ chân lông hở miệng, tiếp xúc với không khí bên ngoài nên bị oxy hóa chuyển thành màu đen. Mụn đầu đen thường xuất hiện nhiều nhất ở mũi. Mụn đầu đen cũng có thể chuyển thành mụn viêm nặng nếu không được xử lý đúng cách.

  Mụn đỏ: Là loại mụn sưng tấy đỏ và đau, khó thấy được nhân mụn nên khó lấy nhân mụn ra ngoài. Mụn đỏ có khả năng dẫn đến mụn bọc, mụn nang rất cao nếu không được điều trị đúng cách. Vệ sinh da mặt không đúng, dùng mỹ phẩm kém chất lượng và thói quen cạy nặn mụn là những nguyên nhân phổ biến khiến da bị nổi mụn đỏ.

  Mụn mủ : Xuất hiện khi lỗ chân lông bị bít tắc và gặp tình trạng viêm. Đặc điểm chính của chúng là có mủ màu trắng hoặc vàng với đầu mụn tương đối to và đau khi chạm vào. Nếu nặn ngay khi chúng mới xuất hiện sẽ gây ra tình trạng mụn mọc lại, viêm hoặc tạo thành sẹo lõm.

  Mụn bọc: Là loại mụn viêm khá nặng, sưng to, cứng và đỏ hơn mụn đỏ và mụn mủ. Mụn bọc thường chứa nhiều mủ ở bên trong và gây đau nhức nhiều, dễ để lại sẹo sau khi lành mụn do viêm nhiễm ăn sâu dưới tế bào da.

  Mụn nang: Loại mụn trứng cá có đường kính to gần như mụn mủ, chân sâu, sưng đỏ, và có nhiều mủ được gọi là mụn dạng nang. Lúc này viêm nhiễm đã xâm nhập sâu dưới tế bào da gây nên sẽ để lại sẹo lõm sau khi điều trị. Loại mụn này sẽ gây đau nhức.

Các bước chăm sóc da mụn tại nhà

AN AN sẽ hướng dẫn bạn các bước chăm sóc da mụn đúng chuẩn spa tại nhà.

Bước 1: Tẩy trang.

Làm sạch 2 bước là một phần vô cùng quan trọng trong quy trình chăm sóc da mỗi ngày; tuy nhiên nhiều nàng lại cho rằng, vừa tẩy trang vừa dùng sữa rửa mặt sẽ rất lích kích, tốn thời gian và hiểu sau khá nhiều về bước skincare chủ chốt này.

Hãy để tay và da mặt thật khô, rồi massage nhẹ nhàng để giúp nới lỏng dầu thừa, cặn trang điểm hay tàn dư của kem chống nắng, sau đó, hãy nhũ hóa với nước trong vòng 1 phút để chắc chắn rằng lớp dầu lẫn cặn bẩn được làm sạch hoàn toàn, không gây bít tắc lỗ chân lông.

Làn da của các nàng sẽ không thể đạt đến độ sạch sẽ hoàn hảo nếu thiếu đi bước tẩy trang. Lý do là bởi, ngoài sản phẩm makeup thì sau cả một ngày dài, làn da còn tồn đọng vô vàn những “kẻ thù” gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da dễ nổi mụn như: dầu thừa, tàn dư của kem chống nắng hay các sản phẩm chăm sóc da mặt khác.

Vì vậy, dù trang điểm hay không, làn da của các nàng cũng cần được làm sạch 2 bước với dầu/sáp tẩy trang và sữa rửa mặt để giải phóng lỗ chân lông, giúp làn da quay về với trạng thái sạch sẽ, tinh khiết nhất để thẩm thấu tốt hơn dưỡng chất từ các bước tiếp theo.

136749178_227262882264733_2110427213005409941_oBước 2: Rửa mặt

- Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất: Hãy nhớ rửa mặt!

Làm sạch và điều trị da của bạn 2 lần/1 ngày là cách tốt nhất để tránh mụn.

Cách rửa mặt chuẩn nhất: Rửa tay sạch – làm ẩm da mặt – cho sữa rửa mặt lên tay – tạo bọt – massage toàn bộ mặt theo vòng tròn nâng cơ mặt – rửa lại sạch bằng nước mát – làm khô mặt bằng cách thấm nước bằng khăn sạch

Sản phẩm rửa mặt cho da mụn

Hiện nay có nhiều dòng sữa rửa mặt cho da dầu mụn đến từ các nhà sản xuất khác nhau trên thế giới.

Chính vì vậy, việc lựa chọn được sản phẩm chuyên dụng, mang lại hiệu quả cao và giá cả hợp lý là điều mà ai cũng mong muốn.

Với da dầu mụn, bạn nên tránh rửa mặt bằng xà bông vì nó khiến cho da trở nên khô ráp, bong tróc và nổi mụn.

Lựa chọn tốt nhất của bạn là loại sữa rửa mặt dạng bọt hoặc dạng hạt có chứa thành phần đất sét, đường đen để làm sạch bã nhờn và tạo độ ẩm cho da.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn các sản phẩm:

  • Có chức năng giảm nhờn, se khít lỗ chân lông, làm mềm mịn da.
  • Trong thành phần nên chứa khoảng 2 – 3% Axit Salicylic đủ để làm sạch nhờn mà không bị khô da.
  • Chứa các thành phần tự nhiên để không bị gây kích ứng.
  • Chứa các thành phần nổi bật như AHA, BHA, hyaluronic, glycerin…
  • Không chứa cồn, đặc biệt là Toner – thành phần khiến da khô, bề mặt da chỉ săn khít tạm thời, dễ bị kích ứng.
  • Cẩn trọng với sản phẩm chứa Dimethicone/Silicone vì đây là một tác nhân giữ ẩm, đem lại cảm giác láng mít.

Bước 3: Tẩy tế bào chết

Đối với da đang bị mụn như mụn bọc, mụn mũ, đúng là tẩy da chết nghe có vẻ đau và đáng sợ, nhưng bạn có biết các hoạt chất trị mụn AHA/BHA, bản chất chính là các thành phần tẩy da chết hóa học, giúp làm sạch sâu, đẩy bã nhờn và nhân mụn ra ngoài, kích thích tái tạo da hiệu quả hơn?

  • Chưa kể da mụn là da cần được chú ý làm sạch hơn ai hết, ngoài các dạng trị mụn với AHA/BHA, bạn có thể dùng các biện pháp cơ học nhẹ nhàng như dùng khăn mặt, khăn xô, bông tẩy trang để lau măt… hỗ trợ làm sạch bề mặt cho da.
  • Sau khi thấm khô mặt ở bước 2, bạn cho mỹ phẩm hay nguyên liệu dùng tẩy tế bào chết lên mặt, sau đó massage nhẹ nhàng và rửa sạch lại bằng nước lạnh.
  • Thực hiện mỗi tuần 2,3 lần.

Bước 4: Dùng nước cân bằng

Nhiều bạn thường bỏ qua bước này, nhưng đây là bước quan trọng không thể thiếu trong các bước chăm sóc da mụn hay cả da thường.

Sau khi làm sạch, da sẽ mất đi một lượng ẩm nhất định trên bề mặt và chắc chắn sẽ bị khô đi ít nhiều, vì vậy bạn cần chú trọng cấp ẩm và khóa ẩm kỹ hơn cho da.

Theo thứ tự là làm sạch, dùng toner cân bằng pH trước rồi đến các sản phẩm đặc trị

Bước 5 : Sản phẩm đặc trị

Đây là bước điều trị, bạn xác định loại mụn và sử dụng mỹ phẩm ( tốt nhất là dùng sp dược mỹ phẩm) phù hợp trong bước này.: Thuốc bôi lên vùng mụn, typ trị mụn giúp giảm viêm- khô nhân mụn ..

Bước 6: Dưỡng ẩm

Sữa/kem dưỡng ẩm đại loại chính là lớp khóa ẩm, bảo vệ da cuối cùng. Tùy từng loại da bạn sẽ chọn kem dưỡng chứa thành phần cấp ẩm (humectants), làm mềm và giữ ẩm (emollients) hay khóa ẩm (occlusives).

Bước 7: Chống nắng

  • Đây là bước sử dụng cho chăm sóc da ban ngày, còn ban đêm thì tới bước 6 là đủ nhé.
  • Chống nắng cũng cần 20-30 phút mới ngấm thì đi ra ngoài mới có tác dụng bảo vệ da được. Kể cả mọi người có khẩu trang kín mít thì cũng không che chắn được các tia UV có hại đâu.
  • Nên bước chống nắng rất quan trọng để bảo vệ da. Tùy theo từng loại kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da trong bao lâu mà đến thời gian đó mình sẽ phải bôi lại. Với các chị em có trang điểm thì có loại kem chống nắng dạng xịt nhé.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Chú ý với các bước chăm sóc da mụn

- Thực hiện đúng trình tự các bước chăm sóc da mụn: Hãy thức hiện đúng thứ tự các bước để các mỹ phẩm phát huy tác dụng và làm da được tỏa sáng.

- Sử dụng đúng loại mỹ phẩm trong các bước chăm sóc da mụn: Trước khi mua mỹ phẩm hãy nghiên cứu về tình trạng da, tình trạng mụn bạn đang gặp phải để có được mỹ phẩm điều trị và chăm sóc da mụn như mong muốn.

- Không lạm dụng tẩy tế bào chết: Tẩy tế bào chết cho mặt hàng ngày bằng các loại sữa rửa mặt có hạt và các sản phẩm tẩy tế bào chết có thể gây hại nhiều hơn là tốt.

Khi thực hiện quá thường xuyên, nó có thể gây đỏ, viêm và kích ứng.Việc tẩy da chết nên được thực hiện một cách thận trọng và không quá 2-3 lần một tuần.

- Thường xuyên thay khăn mặt và vỏ gối: Khi bạn nghĩ về nó, việc liên tục lấy khăn mặt của bạn mỗi ngày giống như tái sử dụng khăn ăn tối nhiều lần. Sử dụng khăn, vỏ gối bẩn có thể chứa vi khuẩn, và thậm chí chúng có thể đưa vi khuẩn mới vào da của bạn, điều này có thể dẫn đến nhiều mụn nhọt.

- Không chà xát, massage quá mạnh da mặt trong các bước chăm sóc da mụn: Bạn nghĩ chà xát và massage mạnh sẽ làm sạch hơn bụi bẩn nhưng bạn hoàn toàn sai. Sử dụng lực quá mạnh gây tổn thương da và có thể làm cho tình trạng mụn của bạn tồi tệ hơn.

Chuyên viên tư vấn chăm sóc da mụn tại nhà cho khách hàng

Chăm sóc da mụn tại nhà hiệu quả

- Không nên tự nạn mụn: Nếu không có kiến thức và vệ sinh trước, sau khi nặn mụn sẽ làm cho mụn của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra các vết thâm và sẹo cho da mặt.

- Uống nhiếu nước: Uống 8 ly nước mỗi ngày sẽ không làm sạch da một cách kỳ diệu, nhưng “uống nước giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.” Thêm vào đó, nó sẽ không góp phần vào cuộc đấu tranh mụn trứng cá của bạn như đường và caffeine có trong soda và cà phê.

Tiêm giảm béo công nghệ Ultra Burning

Tiêm giảm béo công nghệ Ultra Burning

Ultra Burning là phương pháp giảm cân, giải phóng mỡ bằng tiêm mà không cần đến phẫu thuật, hay uống thuốc.
Giảm Béo Bắp Tay Không Phẫu Thuật tại An An Spa Gia Lai

Giảm Béo Bắp Tay Không Phẫu Thuật tại An An Spa Gia Lai

Bạn cảm thấy thiếu tự tin khi có một bắp tay to bự? Bạn cảm thấy cơ thể có nhiều mỡ thừa và bạn không thể kiếm được bộ đồ phù hợp? Bạn cần Giải Pháp? Hãy tìm hiểu công nghệ Công nghệ giảm béo vùng cánh tay HIFU LipoSonic.
Giảm mỡ thừa hiệu quả tại Gia Lai với công nghệ Lipo Slim

Giảm mỡ thừa hiệu quả tại Gia Lai với công nghệ Lipo Slim

LIPO SLIM 2019 là công nghệ hàng đầu định hình phom chuẩn S-line thông qua việc đào thải mỡ thừa qua đường bài tiết tự nhiên. Là 1 công nghệ giảm mỡ thừa không phẫu thuật cực kỳ an toàn đã được FDA công nhận.